Tiêu Điểm
Bố trí, sắp đặt thiết bị phòng nghe để có âm thanh tối ưu phần III
Tiếp theo nội dung của hai kỳ trước, trong bài viết dưới đây, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến độc giả một số cách sắp đặt loa theo đặc tính của phòng nghe, đặc biệt với những phòng bất đối xứng có không gian mở không đồng đều.
>>> Bố trí thiết bị phòng nghe tối ưu âm thanh phần I
>>> Bố trí thiết bị phòng nghe tối ưu âm thanh phần II
HƯỚNG ĐẶT LOA
Xoay loa hướng vào trong – phía người nghe thường cho chất lượng âm thanh tốt hơn khi để mặt loa hướng thẳng ra phía trước. Không có nguyên tắc chung nào áp dụng cho tất cả cặp loa về góc độ xoay do góc xoay tối ưu phụ thuộc vào cấu tạo của loa và cấu trúc phòng nghe. Trong khi hầu hết cặp loa cần được xoay, thì cũng có những đôi loa hoạt động tốt nhất khi đặt thẳng. Việc xoay loa sẽ tác động đến nhiều khía cạnh trong màn trình diễn âm nhạc của hệ thống, liên quan đến âm trung, âm cao, độ cân bằng của dải tần, độ tập trung của âm hình, độ mở về không gian và sự gắn kết giữa âm nhạc với người nghe.
Đa phần cặp loa đều có âm thanh sáng (tươi) nhất khi nghe trực diện. Do đó, việc xoay loa vào trong sẽ tăng âm trble nghe được ở vị trí ngồi nghe. Một trong những cách chế ngự cặp loa có tiếng bị tươi là đặt loa hướng thẳng về phía trước. Một số mẫu loa được thiết kế để kê thẳng dễ bị gắt khi người chơi cố tình xoay vào trong.
Góc xoay loa tỷ lệ thuận với cường độ và mật độ âm thanh đến tai người nghe. Bởi xoay loa vào trong sẽ gia tăng năng lượng âm thanh trực tiếp đến tai người nghe, đồng thời giảm thiểu tác động phòng (âm dội đến tai người nghe sau khi phản hồi từ các bề mặt cứng trong phòng). Với phòng nghe có tường bên trơn, phẳng dễ phản hồi, việc xoay loa là giải pháp nên làm do cười độ phản hồi từ tường bên sẽ giảm rõ rệt sau khi loa xoay hướng vào trong. Ngược lại, chỉ xoay loa với góc nhỏ sẽ tăng nguồn lượng âm thanh phản hồi đến tai người nghe, đồng thời tăng cảm giác độ mở về không gian biểu diễn. hạn chế xoay loa có thể mở rộng âm hình và tăng cảm giác gắn kết với âm nhạc.
Tương tự, việc xoay loa có thể tăng độ tập trung của không gian và độ chính xác của âm hình. Khi hướng vào trong, nhiều cặp loa có thể phác họa nên không gian chặt chẽ, sắc nét hơn. Khi đó, âm hình cũng được định vị rõ nét, gắn kết chứ không phân tán hay thiếu định vị trng không gian. Việc xoay loa khiến người chơi phải chấp nhận nghe hơi nhiều âm thanh treble để có được âm hình trung tâm chính xác. Nếu xoay loa quá nhiều, không gian sẽ bó chặt và tập trung, nhưng âm treble nghe được sẽ tăng lên đáng kể. Nếu để loa thẳng, âm treble sẽ cân bằng và mượt hơn, nhưng âm hình thiếu rõ ràng.
Xoay loa cũng ảnh hưởng đến sự hiện diện của không gian tổng thể. Khi hướng thẳng, loa tạo nên không gian mở, rộng rãi và khoáng đạt, nhưng âm hình lại giảm độ chính xác. Vì thế, vị trí của nạhc cụ cũng thiếu khả năng định vị, nhưng độ phủ âm lại rộng hơn. Bằng việc hướng hai loa vào trong, người chơi sẽ giảm độ lớn của không gian âm nhạc, nhưng lại tăng độ chính xác trong âm hình. Góc xoay loa hợp lý phụ thuộc vào từng cặp loa, từng phòng nghe và gu thưởng thức của người chơi. Không có giải pháp cụ thể nào khác ngoài việc nghe – điều chỉnh (xoay loa) – tiếp tục nghe để xác định hướng loa tốt nhất.
Góc của loa hướng đến tai người nghe là điều kiện tiên quyết đảm bảo chất lượng âm thanh của hệ thống. Thực hiện thao tác này khá đơn giản. Người chơi chỉ cần ước lượng khoảng cách từ tường sau đến hai góc sau của loa. Những khoảng cách này sẽ thay đổi khi xoay loa. Thực hiện tương tự với loa còn lại sao cho khoảng cách của các cạnh sau đến tường sau tương đương khoảng cách của cặp loa thứ nhất. Một cách khác để ước lượng và điều chỉnh góc xoay của hai loa đều nhau là ngồi ở vị trí nghe và quan sát độ sâu của hông loa phía trong. Xoay loa sao cho độ sâu nhìn thấy giữa hai loa bằng nhau. Xoay loa chính xác rất cần thiết khi định vị không gian âm thanh bởi dải tần của đôi loa sẽ thay đổi trong quá trình xoay. Việc xác định dải tần phù hợp của đôi loa là nhân tố quan trọng để định vị âm hình chính xác trong sân khấu âm thanh.
Người chơi cần lưu ý: sự khác biệt trong góc độ đặt loa tương tác với các yếu tố khác trong quá trình sắp đặt, định vị loa, ví dụ như khoảng cách giữa hai loa. Người chơi cũng có thể tạo ra không gian âm nhạc rộng mở trong khi hai loa vẫn ở gần nhau, nhưng không xoay vào trong ho8ạc xa nhau mà xoay một góc phù hợp.
ĐẶT LOA TRONG PHÒNG BẤT ĐỐI XỨNG
Trong những phần trước, chúng tôi đã chia sẽ kinh nghiệm kê đặt loa trong những căn phòng chuẩn với các cạnh đối xứng nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có được những phòng nghe đạt chuẩn như vậy. Có phòng nghe một chiều thông với phòng khác, có phòng lại mở cửa và cửa sổ một bên có phòng méo hoặc xéo. Những độc giả sở hữu các phòng nghe như vậy không nên thất vọng do vẫn còn những giải pháp để có thể khai thác tối đa âm thanh của hệ thống.
Trước tiên hãy để ý xem bức từng nào có khoảng thông và ở vị trí nào thì phòng nghe nối tiếp với các không gian còn lại của căn nhà. Loa ở vị trí góc phòng sẽ tạo nhiều hiệu ứng phòng hơn loasát với cửa sổ hoặc cửa ra vào. Loa đặt càng gần tường thì hiệu ứng âm trầm càng lớn. Trường hợp người chơi đặt loa vào hai vị trí: góc phòng và vị trí sát cửa ra vào, hệ thống sẽ mất độ cân bằng ở dải tần thấp. Loa ở phía góc phòng cần được đặt cách xa các bức tường. Giảm thiểu hiệu ứng phòng đến loa này sao cho tương đương với loa còn lại. Tiếp theo, người chơi nên đặt tấm tiêu âm bass (có thể là dạng cột chân voi) ở góc tường sau phía góc phòng. Tiêu âm bass sẽ hút bớt năng lượng bass, giảm thiểu âm bass dội trong phòng của loa này, giúp cho loa trong góc có màn trình diễn tương đối cân bằng so với loa ở vị trí cửa ra vào. Tất nhiên, không thể đạt được độ cân bằng tuyệt đối, nhưng kỹ thuật này giúp cho hai cặp loa thể hiện âm trầm ở mức độ tương đương.
Với những phòng nghe có các diện tường không song song, người chơi nên sắp đặt loa ở những diện tường bó hẹp. Trong trường hợp ngược lại, lượng âm phản hồi đến tai người nghe sẽ rất lớn gây ra nhiều tiếng ồn khó chịu, làm hỏng âm hình của hệ thống. Nhiều phòng thu âm có diện tích nhỏ và bất đối xứng sử dụng biện pháp này: họ đặt loa ở góc hẹp và sóng phản hồi bị loại bỏ khỏi vị trí người nghe.
KÊ LOA DỌC PHÒNG HAY NGANG PHÒNG
Thông thường, các cặp loa được mặc định kê theo chiều dọc của căn phòng, tức là đặt loa ở phía các diện tường ngắn. Phương pháp truyền thống này cho cặp loa không gian lớn nhất để trình diễn và hạn chế ảnh hưởng của diện tường phía sau loa. Tuy nhiên, kê loa theo chiều ngang cũng có những lợi điểm riêng.
Đặt loa theo chiều ngang cho phép âm thanh trực tiếp từ loa đến tai người nghe nhiều hơn và giảm bớt tầm ảnh hưởng của các diện tường bên. Ưu thế lớn nhất của biện pháp này là tính trong sáng của âm sắc được bảo toàn, đồng thời tăng độ chính xác của không gian. Người nghe sẽ được âm thanh trực tiếp từ loa nhiều hơn âm cộng hưởng của phòng. Nhờ đó, âm thanh trở nên gắn kết, chi tiết và rõ ràng hơn.
Kế loa ngang phòng chỉ cho kết quả khả quan khi phòng đủ rộng để phân bố được khoảng cách hợp lý giữa tường sau và loa, giữa loa và người nghe và giữa người nghe với bức tường sau lưng. Nếu ngồi quá gần tường sau, người nghe sẽ được quá nhiều âm dội của tường. Do đó, người nghe nên ngồi gần cặp loa kê ngang phòng trong không gian đủ rộng. Tất nhiên, cần có khoảng cách đủ lớn giữa người nghe và cặp loa để âm thanh của từng loa con phối hợp được với nhau tạo thành dải tần phẳng.
Có trường hợp người nghe phải kê loa theo cạnh chéo trong phòng. Chúng tôi từng chứng kiến một số nhà thiết kế loa sử dụng kỹ thuật này khi cố gắng set-up âm thanh tốt nhất có thể trong những căn phòng nhỏ tại các khách sạn nơi họ tham gia triển lãm. Cách đặt loa này thường tỏ ra hiệu quả với những đôi loa nhỏ, có tác dụng triệt tiêu âm phản hồi tại vị trí người nghe.
Theo Tạp Chí Nghe Nhìn